Ngoài vẻ đẹp của những bãi cát trải dài, làn nước trong vắt, bãi Xuân Đừng, bãi Đá Nhảy, bãi Môn… còn hút du khách với những con suối, mạch nước ngọt ngay bên bờ.
Bãi Xuân Đừng
Bãi biển Xuân Đừng hay còn gọi là Sơn Đừng thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Để đến Sơn Đừng, xe từ Nha Trang đi về hướng Bắc rồi theo con đường mới mở từ chân đèo Cổ Mã đến bán đảo Đầm Môn, rồi giong thuyền, men theo mép biển đến nơi. Chỉ có một đường duy nhất đến Xuân Đừng là dùng thuyền từ Đầm Môn sang nên nhiều du khách ví von đây là điểm đến của “con đường không dấu chân”.
Bãi Xuân Đừng
Ít người đến, dân cư thưa thớt nên Xuân Đừng mang vẻ đẹp của một bãi biển còn hoang sơ với nước biển trong veo nhìn thấy đáy. Cái bao la, êm đềm của mảng nước rộng lớn, êm ả (biển ở không có sóng).
Nhưng ấn tượng nhất ở Xuân Đừng là chỉ cần đào một hố nhỏ cách mặt biển vài chục centimet, rồi chờ đôi mươi phút là bạn có thể dùng tay, vốc những giọt nước ngọt trong veo mát rượi mà không ai có thể giải thích nguyên nhân.
Bãi Đá Nhảy
Bãi Đá Nhảy là một quần thể núi ở ngay bãi biển, dưới chân đèo Đá Nhảy (còn gọi là đèo Lý Hòa), cách Thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km.
Tên gọi như thế xuất phát từ việc nơi đây có nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với đủ hình dáng khác nhau như hình con trâu nằm, hình “trống – mái”, hình hổ quỳ, voi phục… Mỗi lúc sóng vỗ, những ngọn nước đập vào đá, tung toé ra xung quanh, nhìn từ xa, những tảng đá trông như những con vật đang đùa nhảy trên sóng.
Bãi Đá Nhảy
Ngoài thu hút du khách với vẻ đẹp của bãi đá “không đụng hàng”, nơi đây còn gây ngạc nhiên với giếng nước ngọt ẩn dưới một tảng đá lớn hình con cóc nằm ngay bờ biển, mà mọi người hay gọi là giếng Cóc. Giếng nước ở sâu trong hang Cóc, muốn lấy nước phải chọn người có thân hình nhỏ nhắn, linh hoạt chui vào “bụng cóc” để múc từng gàu một. Nằm ngay bờ biển nhưng nước ở giếng trong veo, với vị ngọt gần như trội hơn các giếng trong khu vực. Đó cũng là lý do, người dân tại đây dùng để cúng ở đền thờ Nam Hải Đại Vương cạnh giếng Cóc.
Bãi Môn
Đường tới bãi Môn (xã Hoà Tâm, Tuy Hoà, Phú Yên) không khó, từ đèo Cả đi xuống thôn Vũng Rô, theo đường bộ về phía Bắc khoảng 10km là đến. Bãi Môn khá rộng, trải dài trên bờ cát trắng mịn màng hơn 3km. Biển ở đây có độ dốc thoai thoải dần ra xa, nước trong, sóng lặng khá an toàn với nguời tắm.
Ngoài ra, bãi biển này có còn chiêu đãi du khách vẻ đẹp lạ của “hồ” nước nhỏ ngang gối trong vắt. Đó sẽ là “hồ” tắm lý tưởng cho trẻ em hay background tuyệt đẹp cho bức ảnh của bạn.
Bãi Môn
Nơi đây còn chiêu đãi bạn một thắng cảnh tuyệt sắc của thiên nhiên là dòng suối nước ngọt trong veo, rì rào chảy quanh năm để bạn có thể ngâm chân hay vốc nước rửa mặt. Bãi Môn còn gắn với một địa danh khá nổi tiếng – Hải đăng đại lãnh, nơi suýt là cực đông của nước ta.
Biển Suối Ồ
Tuy không hoàn toàn là nước ngọt, nhưng sự pha trộn giữa một hai dòng chảy song song, một song, một biển mang đến cho Suối Ồ cái thú của việc lội sông qua biển, cái hay của việc tắm một được hai, cái lạ của việc không phải vội vã xả qua một lần nước lạnh để da không đen, tóc không khô trước khi xuống biển. Nhưng thú nhất phải kể đến cảm giác là một trong những du khách đầu tiên tham gia vào bãi tắm của nguời địa phương.
Biển Suối Ồ