TỔ CHỨC SỰ KIỆN CHUYÊN NGHIỆP - ẤN TƯỢNG - SÁNG TẠO -------> LIÊN HỆ: 0979.097.111

17/4/11

Tranh truyền thần - hồn của con người



BÀI THUYẾT MINH VỀ CỬA HÀNG TRANH TRUYỀN THẦN
Người viết: Nguyễn Văn Phong
Kính chào quý khách!
Hà Nội lặng lẽ, bình dị bên hồ Gươm, thanh thoát êm đềm trên cầu Thê Húc. Một Hà nội rất bình yên. Hôm nay, tôi đưa các bạn đến thăm một nơi cũng rất bình dị như thế, một nơi ghi lại nét hồn của con người, cảnh sắc, âm thanh của Hà Nội. Trong cuộc sống không biết có bạn nào đã lưu giữ hình ảnh của mình bằng những nét vẽ hay chưa. Chúng ta hiện nay dễ dàng có được cho mình bức ảnh, ghi lại những khoảnh khắc, kỷ niệm của bản thân. Nhưng hôm nay chúng ta đến thăm một con người đang giữ một phần hồn của Hà Nội. Mời các bạn cùng đi theo tôi đến của hàng nhỏ của người giữ nét hồn Hà Nội.
Của hàng nhỏ của ông nằm ngay trên con phố cổ kỉnh của thủ đô. Nó cách Hồ Gươm không xa. Của hàng nhỏ của ông nằm ở 51 Hàng Đào. Một của hàng nhỏ, giản dị. Không quá nhiều ánh sáng, biển hiệu, quảng cáo như các cửa hiệu dịch vụ khác. Đây là nơi tôi muốn đưa các bạn đến thăm: Đó là của hàng vẽ tranh truyền thần Hà Nội – 51 – Hàng Đào.  Giới thiệu với các bạn đây là bác Dung – chủ của hàng cẽ tranh truyền thần. Bác là họa sỹ vẽ tranh truyền thần lâu năm của Hà Nội. Thưa bác Dung, đây là các vị khách đến từ Sài Gòn, họ muốn gặp bác để tìm hiểu về công việc hàng ngày của bác, tìm hiểu về nghệ thuật vẽ tranh truyền thần.
Thưa bác, Bác cho cháu biết về nguồn gốc của tranh truyền thần được không a?
-         Tranh truyền thần thì không không rõ nguồn gốc từ bao giờ. Nhưng đây là loại hình hội họa của các nước phương tây. Khi chũng xâm lược Việt Nam đã mang loại hình này vào Việt Nam. Nếu tính về thời gian thì cũng bằng với thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta.
-         Tranh truyền thần xuất hiện và phát triển rất nhanh chóng. Cũng vì thời kỳ đó, các khoa học công nghệ chụp ảnh chưa có nhiều và giá để có được bức ảnh cũng rất cao. Khi vẽ tranh vào nước ta thì được mọi người học rất nhanh. Do người Việt mình học rất nhanh cùng với sự chăm chỉ, tỉ mỉ và kiên trì nên dễ học hơn.
-         Xưa kia thì đây là nghệ thuật của sự quý phái, sang trọng. Nhưng khi vào nước ta thì nó được bình dị hóa. Để được ghi lại những hình ảnh rất bình dị. Khó mà tìm thấy sự quý phái trong 1 đất nước bình dị.
Thưa bác, bác học vẽ tranh truyền thần từ khi nào ạ? Từ khi 16 tuổi, bác Dung đã theo học vẽ tranh. Lúc đó ông không cho vẽ tranh là 1 nghề để mưu sinh, mà đó chỉ là sở thích của 1 chàng trai với những nét vẽ có hồn. Cho đến nay cũng được gần 50 năm chung sống với vẽ tranh. Vẽ tranh ở mỗi giai đoàn, mỗi thời kỳ mỗi khác. Nhưng các bức tranh đều ghi lại hnihf ảnh về con người và thả hồn của con người đó vào những nét vẽ. Vẽ để giống đã khó nhưng vẽ để có hồn thì còn khó hơn.
Dạ vâng, nghề của bác thì cần có những dụng cụ già ạ? Hay những công đoạn để có được tác phẩm ưng ý?  Người họa sỹ  nhìn bức ảnh sẵn có, bắt lấy cái “thần” và thể hiện dưới một bức vẽ khác. Điều đó cóa nghĩa là: mình có trong tay bức ảnh nhưng chưa có được cái hồn của người đó trong bức ảnh. Để hoàn thành một bức ảnh truyền thần, người họa sỹ làm làm phải nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ, những công đoạn đó phải do chình họa sỷ làm, không có ai có thể làm thay được công đoạn nào. Tranh vẽ chủ yếu là lên giấy do vậy phải chọn được loại giấy phù hợp cho vẽ tranh truyền thần. Ngày trước thì dùng giấy canson (căng-xông) của Pháp và bây giờ thườn dùng loại giấy xốp Đức có độ dày vừa phải, loại giấy này dễ ăn thuốc, tẩy được. Bút vẽ cũng được chế tạo một cách rất thủ công: vót thật nhọn một thanh tre (hoặc thường là đũa ăn cơm hàng ngày ), chẻ giữa rồi cắm vào một đầu tăm làm ngòi bút. Nhũng dụng cụ rất đơn giản nhưng rất quan trọng của một họa sỹ. Ngoài thị trường hiện này khó mà tìm mua được chiếc bút vẽ của người họa sỹ vẽ tranh truyền thần. Mỗi họa sỹ có những bí quyết riêng và chính tay họ sẽ làm những chiếc bút cho việc vẽ tranh của họ. - Thuốc vẽ là muội đèn dầu. Loại thuốc này có ưu điểm mịn, lên hình nét, rõ. Để lấy được muội đèn cũng khá là vất vả, người họa sĩ phải vặn đèn dầu thật to, quấn giấy bản tạo thành phễu hứng muội đèn, hứng được một ít muội đèn thì quần áo, đầu tóc cũng lấm lem hết cả. Bây giờ thuốc vẽ đã có thể mua được loại bột màu của Tiệp Khắc, Trung Quốc, nhưng người họa sĩ vẫn thích dùng muội đèn dầu được chế thủ công hơn cả. Và không thể thiếu được giá vẽ. Giá vẽ được làm nhiều khổ giấy khác nhau. Chúng tôi thấy được những giá vẽ của bác Dung đã bị đen ố cho màu thuốc, do thời gian sử dụng đã lâu. Ngoài ra còn các dụng cụ khác như thước kẻ, tẩy, chổi quét bụi màu….Người họa sỹ cần chuẩn bị chu đáo các dụng cụ vẽ của mình. Họ nâng niu bản quản cẩn thận những dụng cụ đó, đặc biệt là không đi mượn và không ai cho mượn những dụng cụ đó cả.
Thời gian để hoàn thành một tác phẩn thì khoảng bao lâu, thưa bác? Cũng tùy vào tính chất của bức tranh. Thường thì mất khoảng 3 – 5 ngày để hoàn thành được một bức tranh. Với những bức tranh khổ lớn thì thời gian lâu hơn. Việc vẽ nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật bắt được cái hồn, cái thần của nhân vật. Do vậy người vẽ đòi hỏi tư duy tưởng tượng cao, tinh thần tập trung và lòng kiên trì.
Nếu muốn học nghề này thì cần có những yêu cầu gì về người học, họ cần chuẩn bị những gì ạ?
Từ trước, bác cũng không có ý chọn vẽ tranh làm nghề để sống, mà đó là sở thích, là cái duyên với vẽ tranh. Không phải ai cũng học được nghề này thì cần có con mắt tinh nhanh, con mắt quan sát, con mắt lắm được cái hồn, cái thần của mỗi nhân vật. Cần có được tư duy, kiến thức về giải phẫu khuôn mặt. Đặc biệt là cần kiên nhẫn, rèn luyện. Nét vẽ có thể học được, cái hồn có thể bắt được nhưng lòng kiên nhẫn thì cần phải rèn luyện và đó là cái bản năng vốn có. Nếu người đó bén duyên được với vẽ tranh truyền thần thì đó là cả một kỳ tích. Đó là hy vọng và là mong ước nhưng để thành nghề thì không phải 1 năm, 3 năm mà có thể là cả cuộc đời họ dành trọn cho vẽ tranh. Trong chiến tranh, truyền thần cũng được phát triển rầm rộ và được nhiều người biết đến nhưng nó chưa chuyên sâu, chưa đúng là truyền thần. CÁc chiến sỹ khi đi ra chiến trường, họ luôn có trong mình cây bút chì và tập giấy. Họ vẽ lại những gì mà họ gặp, họ đi qua một cách nhanh chóng, cách vẽ đó gọi là ký họa nhưng đó cũng là tiền đề để cho con người bén duyên với nghề này.
Vâng thưa bác, một bức vẽ truyền thần thì khoảng bao nhiều tiền cho 1 bức tranh. Cháu biết là khó mà trả tiền cho 1 bức tranh có hồn của người khách và hồn của người cầm bút vẽ? Thông thường thì một bức tranh vẽ xong thì khoảng 300 – đến 1 triệu. Nhưng nghề này không giàu như nhiều người tưởng. Hiện nay, họ dẽ chụp ảnh, đẽ có được những bức ảnh kỹ thuật số mà chỉ còn lại những người yêu vẽ truyền thần, thích vẽ truyền thần thì mới đến gõ cửa 1 của hàng tranh và nhờ họa sỹ vẽ cho họ.
Dạ vâng, Cháu chân thành cảm ơn bác về buổi gặp gỡ ngày hôm nay. Chúc bác luôn khoe mạnh, có được nhiều bức tranh ưng ý. Chúc cho bác ngày càng đông khách.
Thưa Quý khách, chúng ta vừa đến thăm cửa hàng tranh truyền thần của Bác Dung. Hy vọng rằng chuyến đi hôm nay các bạn sẽ hiểu hơn về nghề vẽ tranh truyền thần, hiểu hơn về cuộc sống của người giữ hồn cho những bức tranh trong thời đại của công nghệ nhiếp ảnh.
Chúc các bạn có chuyến tham quan tiếp theo vui vẻ, bổ ích, hẹn gặp lại các bạn.


BẠN CÓ THỂ XEM THÊM:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

THÔNG TIN DU LỊCH