TỔ CHỨC SỰ KIỆN CHUYÊN NGHIỆP - ẤN TƯỢNG - SÁNG TẠO -------> LIÊN HỆ: 0979.097.111

13/2/12

DU XUÂN LỄ HỘI CỬA ÔNG

Từ thành phố Hạ Long đi theo quốc lộ 18 khoảng 30km rẽ phải vào khoảng 300m là tới đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi tại thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh).Người dân ở đây bảo: Đền Cửa Ông xưa chỉ là một thảo am (am cỏ) dựng dưới gốc cây cổ thụ, bên Cửa Suốt. Thế nhưng ngay từ thuở ấy, đền đã có tiếng là linh thiêng, thu hút khách thập phương đến thắp hương bày tỏ lòng biết ơn người đã có công giữ yên bờ cõi trước quân xâm lược Nguyên - Mông. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cảng than Cửa Ông được xây dựng, dân cư đông đúc, đền được xây cất lại bằng gạch với ba khu Hạ, Trung, Thượng theo chiều lên cao dần của ngọn đồi tạo thành một quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra Vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Lưng đền Cửa Ông tựa vào dãy núi trùng điệp chạy dài từ Cẩm Phả đến Mông Dương.

Từ chân đền, bước theo những bậc tam cấp vững chãi, đặt chân đến tam quan đền Thượng, du khách có thể "thu vào tầm mắt" toàn cảnh Cửa Ông với Vịnh Bái Tử Long với nhiều hòn đảo lớn nhỏ, bao la một màu xanh tít tắp tận chân trời. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, đền Hạ và đền Trung đã bị phá hủy. Ngày nay, đền Cửa Ông chỉ còn lại khu đền Thượng gồm đền thờ Trần Quốc Tảng, đền thờ Thánh Mẫu; lăng Trần Quốc Tảng và chùa thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ nép mình dưới tán sum suê của những cây cổ thụ

Nếu như các đền, miếu khác thường chỉ thờ một vị thánh duy nhất thì tại đền Của Ông, không chỉ thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảngmà ở đây còn có một quần thể hàng chục pho tượng lớn nhỏ tạc hình Đức thánh Trần cùng gia đình và các gia nô, gia tướng như Trần Quốc Tảng, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phụ Trần, Đỗ Khắc Chung... Những pho tượng này đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình. Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay.

Đền Cửa Ông không chỉ hút khách bởi sự linh thiêng mà còn bởi khi mùa xuân về (từ ngày mùng 2 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), đền lại mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước. Người ta kính cẩn rước bài vị Hưng Nhượng Vương từ đền vi hành ra miếu (tương truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ông hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương; Mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc. Trong nhiều câu chuyện về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng thì có sự kiện ngày ông hóa thánh được dân gian lưu lại cho đến ngày ngay: " Ông ra Cửa Suốt được ba ngày , tự nhiên Trời mưa to , gió lớn , sấm sét nổ ầm ầm . Ông thấy một phiến đá to bèn ngồi lên . Ngay lúc đó sóng nổi cuồn cuộn , nước dâng lên rất cao . Phiến đá tự nổi trên mặt nước , Hưng Nhượng Vương hóa thân ở đó. Một lúc sau mưa tịnh , gió lặng , dân chúng kéo đến xem , thấy trên phiến đá có một cái mũ đá , mũ đá trôi đi . Ngày 1/9 năm ấy , mũ đá trôi đến địa giới Hàm Giang , rồi đến bờ sông xã Trúc Châu ( Tên tục là Vườn Nhãn ) . Già trẻ , lớn , bé trong xã đang đêm hôm đó mộng thấy một người cân đai , áo mũ chỉnh tề , đứng ở Đình làng bảo rằng : " Ta là Gia Tướng nhà Trần , nay số đã hết , lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân , nước " . Hôm sau dân chúng ra Đình xem , thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông . Đo phiến đá được 5 thước 4 tấc ,ngang 2 thuớc 3 tấc , có 5 màu huyền ảo như mây . Dân làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và làm biểu tâu lên Vua . Vua thấy Trần Quốc Tảng là người có công , lại linh ứng nên truyền cho lập miếu thờ và phong cho làm Thượng đẳng Phúc Thần , cho 800 quan tiền công hàng năm hai mùa cúng tế vào bậc Nhà nước.
Năm 1314 , đúng một năm sau Trần Minh Tông lên ngôi, đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy .
Nhân dân truyền tụng ca ngợi ông như sau : 

Đời Trần thị mở mang Nam Hải ,
Đức Đệ Tam dòng dõi kim chi ,
Mấy phen giáp mã truy chùy ,
Đã bình Phạm đảng lại đi phạt Sầm .
Phong Đại Vương an tâm thần chức 
Lại đem câu yến dực ra bàn .
Nghĩa rằng đạo hiếu chu toàn .
Nào ngờ phải bước tiếng oan ở Đời .
Dạ gang tấc khổ bày khúc trực 
Để thanh Thiên vằng vặc sáng soi .
Mấy năm tính kế cùng ai .

Đành rằng đem xuống Tuyền đài cho cam

Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động văn hóa như múa rồng, thi soạn dâng lễ vật lên Đức Ông, nấu cơm, têm trầu, bày mâm quả, cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy.
Đến với đền Cửa Ông, du khách không chỉ được thưởng lãm cảnh đẹp vùng biển Đông Bắc, thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là dịp phát huy những nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc.

BẠN CÓ THỂ XEM THÊM:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

THÔNG TIN DU LỊCH